Cập nhật tính pháp lý của hợp đồng điện tử mới nhất năm 2023

Ngày đăng: 09:13 AM 22/06/2023 - Lượt xem: 1477

Cập nhật tính pháp lý của hợp đồng điện tử mới nhất năm 2023

Dẫu biết rất nhiều về lợi ích mà hợp đồng điện tử mang lại như: tiết kiệm thời gian, chi phí và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng nhiều người vẫn e ngại và chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề bảo mật thông tin cũng như tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Tháo gỡ những thông tin này qua bài chia sẻ chi tiết của chúng tôi dưới đây nhé.

1.   Pháp luật quy định như thế nào về tính pháp lý của hợp đồng điện tử?

Có thể diễn giải một cách dễ hiểu về một số điểm chính liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định trong Luật Công nghệ thông tin số 51/2005/QH11 (sửa đổi và bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công nghệ thông tin số 24/2019/QH14):

Tính pháp lý: Hợp đồng điện tử có tính pháp lý tương đương với hợp đồng bằng văn bản truyền thống, miễn là các yếu tố sau được đáp ứng:

  • Các bên tham gia hợp đồng có khả năng thực hiện giao dịch điện tử.
  • Sự đồng ý của các bên với nội dung của hợp đồng điện tử.
  • Các yếu tố khác được quy định bởi pháp luật.

Xác thực và chữ ký điện tử: Hợp đồng điện tử phải được xác thực và có chữ ký điện tử của các bên tham gia, tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký điện tử.

Bảo mật thông tin: Các bên tham gia hợp đồng điện tử phải đảm bảo bảo mật thông tin trong quá trình thiết lập, trao đổi và lưu trữ hợp đồng điện tử.

Chứng minh: Hợp đồng điện tử được công nhận là chứng cứ pháp lý trong các vụ án và tranh chấp pháp lý, miễn là các điều kiện về xác thực và bảo mật đã được tuân thủ.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm và quyền của các bên tham gia hợp đồng điện tử, việc lưu trữ và công bố hợp đồng điện tử, cũng như các quy định cụ thể khác liên quan đến hợp đồng điện tử.

2.   Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử luôn được đảm bảo

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận tương đương với hợp đồng truyền thống. Điều này đã được quy định rõ theo Điều 34 của Luật giao dịch điện tử. Vì thế, các doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử cực kỳ yên tâm về nội dung này.

Hợp đồng điện tử được biểu diễn dưới dạng dữ liệu điện tử. Điều này có nghĩa là thông tin và dữ liệu lưu trữ trong hợp đồng điện tử được công nhận và chấp nhận một cách hoàn toàn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tính pháp lý của thông tin và dữ liệu lưu trữ trong hợp đồng điện tử phụ thuộc vào độ tin cậy của quá trình tạo hợp đồng, lưu trữ, gửi và trao đổi thông tin. Cùng với việc bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin và phương thức xác định người khởi tạo, và các yếu tố phù hợp khác.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt như hợp đồng về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hoặc một số loại hợp đồng dân sự khác, việc ký hợp đồng trực tuyến không đảm bảo tính pháp lý khi sử dụng. Điều này có nghĩa là trong các trường hợp đó, hợp đồng điện tử không được coi là có giá trị pháp lý.

3.   Công nhận giá trị pháp lý hợp đồng điện tử thông qua điều kiện gì?

eContract mặc dù được biểu diễn dưới dạng dữ liệu điện tử, nhưng vẫn được công nhận và sử dụng làm chứng cứ khi một trong hai bên không tuân thủ các điều khoản thỏa thuận, theo quy định pháp luật. Để được coi là hợp lệ thì hợp đồng đó cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nội dung của hợp đồng phải được bảo tồn toàn vẹn và không được thay đổi, trừ khi có sự thay đổi do các hình thức phát sinh trong quá trình gửi và lưu trữ dữ liệu của hợp đồng.
  • Nội dung của hợp đồng phải có thể mở, đọc hoặc xem bằng các phương pháp mã hóa hợp pháp mà các bên tham gia hợp đồng đã thỏa thuận.

4.   Nguyên tắc cốt yếu để giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Doanh nghiệp cần nắm vững những nguyên tắc cốt yếu giao kết, cách thức giao kết của hợp đồng điện tử dưới đây để hiểu rõ hơn. Từ đó, chúng ta có cái nhìn chi tiết, quy trình rõ ràng để thực hiện và sử dụng hợp đồng điện tử một cách hiệu quả.

Nguyên tắc:

  • Trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp và các bên liên quan có quyền thỏa thuận xem mình sẽ sử dụng phương tiện điện tử nào.
  • Thực hiện giao kết, thực hiện hợp đồng tất nhiên phải dựa trên các quy định Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.
  • Trong quá trình đó, các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện toàn vẹn, bảo mật, chứng thực được các bên có quyền thỏa thuận.

Cách thức:

  • Quá trình giao kết hợp đồng được sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành ở một phần hoặc toàn bộ quá trình giao dịch.
  • Trong quá trình giao kết hợp đồng, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên, việc đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua truyền thông dữ liệu.

Rất nhiều doanh nghiệp đã đánh dấu một bước ngoặc mới trong việc chăm sóc nhân viên, khách hàng và đối tác thông qua hợp đồng điện tử. Một ví dụ điển hình đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã áp dụng thành công hợp đồng điện tử B2C đối với khách hàng sử dụng.

Để chúng ta thấy được chủ trương hiện đại hóa dịch vụ công của chính phủ, đẩy mạnh nền kinh tế số thể hiện rõ rệt qua eContact rất nhiều. Bởi chính hợp đồng điện tử mang tính pháp lý cao, thuận tiện hơn trong rất nhiều trường hợp so với hợp đồng giấy.

Nếu doanh nghiệp bạn đang cần đăng ký gói sử dụng hợp đồng điện tử, đừng quên liên hệ chúng tôi: https://ehoadonbkav.com/.

 

Bảng giá phần mềm hợp đồng điện tử Bkav eContract

 

đăng ký nhận bản tin định kỳ

Kết nối với chúng tôi:

Facebook