BẢN TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ THÁNG 09/2020
(Thực hiện bởi Công ty Cổ phần Bkav)
MỤC LỤC BÀI VIẾT
I. Tổ chức, thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2020 - 2021
Ngày 19/08/2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2644/BHXH-BT và Công văn số 2633/BHXH-TT chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) tập trung thực hiện một số nội dung về công tác tổ chức, thực hiện BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2020 - 2021.
BHXH Việt Nam đánh giá, thời gian qua, BHXH các tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác BHYT HSSV đem lại kết quả tích cực, số HSSV tham gia BHYT hằng năm đều tăng. Kết quả năm học 2019 - 2020, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 95,2%, tăng 1% so với năm học 2018 - 2019, trong đó nhiều trường học đã đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.
Năm học 2020 - 2021, để công tác này tiếp tục đạt hiệu quả, phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh thực hiện một số nội dung như sau:
-
Thứ nhất, tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác BHYT HSSV năm học 2020 - 2021 trên địa bàn trong đó: giao chỉ tiêu tham gia BHYT HSSV đối với từng cơ sở giáo dục; đưa chỉ tiêu tham gia BHYT HSSV là một trong các tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng, cũng như để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT HSSV trong các cơ sở giáo dục;… phấn đấu đến hết năm học 2020 - 2021 đạt 100% HSSV tham gia BHYT.
-
Thứ hai, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo: tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác BHYT HSSV, tổ chức khen thưởng đối với tập thể nhà trường, cá nhân thực hiện tốt công tác BHYT HSSV; đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT trước thềm năm học mới 2020 - 2021 đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, HSSV và các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.
-
Thứ ba, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ hoặc huy động các nguồn tài trợ hợp pháp khác để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV trên địa bàn, nhất là những HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
-
Thứ tư, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn đảm bảo kịp thời quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh cho tất cả người dân và HSSV theo quy định của pháp luật.
-
Thứ năm, phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức hội - đoàn thể liên quan, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT HSSV năm học 2020 - 2021.
Công văn số 2633/BHXH-TT cũng nêu rõ các nội dung tuyên truyền về chính sách BHYT HSSV mà các địa phương cần tập trung triển khai như:
-
Tuyên truyền ý nghĩa, giá trị nhân văn, nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng của chính sách BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng. Trong đó, chú trọng lợi ích của HSSV khi tham gia BHYT.
-
Tuyên truyền việc thực hiện BHYT là tuân thủ pháp luật, là trách nhiệm công dân của mỗi HSSV.
-
Tuyên truyền biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT HSSV.
-
Tuyên truyền việc quỹ BHYT hỗ trợ y tế trường học thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV.
-
Tuyên truyền việc quỹ BHYT thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị Covid-19 đối với người có thẻ BHYT, trong đó có đối tượng là HSSV.
BHXH Việt Nam lưu ý, căn cứ diễn biến tình hình thực tiễn về dịch Covid-19 tại địa phương, BHXH các tỉnh lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và địa phương.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí trong Ngành tăng cường truyền thông chính sách BHYT HSSV trên các kênh truyền thông, Cổng thông tin điện tử của Ngành; đăng tải tin, bài, phóng sự, video, inforgraphic về BHYT HSSV trên mạng xã hội; xây dựng, phát hành các ấn phẩm truyền thông và phối hợp với các đơn vị ngoài ngành tích cực tuyên truyền về BHYT HSSV…
Năm học mới 2020 - 2021 chuẩn bị bắt đầu, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trên phạm vi cả nước, để HSSV được thụ hưởng đầy đủ quyền được chăm sóc sức khỏe, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của Ngành BHXH rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo./.
(Nguồn: Baohiemxahoi.gov.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
II. Điều kiện, mức hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng lao động từ ngày 15/09/2020
Từ ngày 15/09/2020, điều kiện và mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành. Cụ thể:
-
Thứ nhất, điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi phục hồi chức năng: Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
-
Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
-
Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
-
Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
-
Thứ hai, mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động:
-
Mức hỗ trợ tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức nặng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.(Hiện nay, quy định mức hỗ trợ tối đa là không quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt
-
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần./.
(Nguồn: Baohiemxahoi.gov.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
III. Tạm ứng kinh phí để kịp thời xét nghiệm Covid-19 cho người có BHYT
BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn 2539/BHXH-CSYT về việc thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT. Theo đó, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh tạm ứng kinh phí để kịp thời triển khai xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở KCB BHYT.
BHXH Việt Nam thông tin: Tại Công văn số 262/TB-VPCP ngày 29/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế “sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề chi trả chi phí xét nghiệm”. Do đó, ngày 07/08/2020, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2525/BHXH-CSYT đề nghị Bộ Y tế báo cáo, xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chi trả xét nghiệm Covid-19 từ quỹ BHYT.
Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh tạm thời tạm ứng kinh phí để kịp triển khai xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ BHYT đến KCB tại các cơ sở KCB BHYT theo Công văn số 4015/BYT-KHTC và Công văn số 4068/BYT- KHTC ngày 30/7/2020 của Bộ Y tế.
Để bảo đảm thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh thực hiện như sau:
-
Thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng nội dung hướng dẫn tại Công văn số 2146/BYT-BH và Công văn số 2276/BYT-BH.
-
Đối với người nhiễm Covid-19 điều trị tại bệnh viện dã chiến mới được thành lập, BHXH tỉnh thanh toán các chi phí KCB thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT theo hướng dẫn tại Công văn 2146 và Công văn 2276 với cơ sở KCB BHYT trên địa bàn được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đầu mối quản lý, cung ứng thuốc, vật tư y tế… phục vụ công tác KCB tại bệnh viện dã chiến đó.
-
Đối với chi phí xét nghiệm Covid-19: BHXH các tỉnh phối hợp với cơ sở KCB BHYT thống kê chi phí xét nghiệm Covid-19 của các trường hợp người có thẻ BHYT thực hiện xét nghiệm Covid-19 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Công văn số 4051/BYT-KHTC gồm:
-
Người bệnh phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại các cơ sở y tế;
-
Người nhiễm Covid-19 đang khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT;
-
Các trường hợp được cơ sở khám chữa bệnh BHYT chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
(Nguồn: Baohiemxahoi.gov.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
IV. Xét nghiệm Covid-19 âm tính có được thanh toán chi phí theo chế độ BHYT không?
BHXH Việt Nam vừa có hướng dẫn việc thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT. Theo đó, đối với trường hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính vẫn được Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh (KCB) BHYT.
Để đảm bảo thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo đúng quy định hiện hành về chế độ BHYT và quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, ngày 27/8/2020, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 2731/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố; BHXH Bộ Quốc phòng; BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT.
Theo đó, BHXH Việt Nam hướng dẫn việc thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT như sau:
-
Thứ nhất, đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19.
-
Thứ hai, đối với người có thẻ BHYT đến KCB tại các cơ sở KCB BHYT được chỉ định xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 của Bộ Y tế, gồm: Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính, không lý giải được bằng các nguyên nhân khác; Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
Chi phí xét nghiệm Covid-19 của các trường hợp nêu trên được thanh toán như sau:
-
Đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19.
-
Đối với trường hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính: Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về KCB BHYT:
-
Người bệnh đi KCB đúng tuyến: Thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ KCB BHYT đúng tuyến.
-
Người bệnh đi KCB không đúng tuyến: Thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ KCB BHYT không đúng tuyến.
Trong lúc dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, bên cạnh sự chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ quản lý Nhà nước, BHXH Việt Nam còn tích cực chỉ đạo BHXH tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi KCB, thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ BHYT; góp phần thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả nhất.
(Nguồn: Tphcm.baohiemxahoi.gov.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
V. Đơn giản để biết người lao động nghỉ hưu vào năm nào theo năm sinh từ 2021
Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ điều chỉnh tăng theo lộ trình, vì vậy nhiều người sẽ khó xác định được chinh xác năm nào thì mình sẽ được về hưu dựa theo năm sinh.
Cụ thể, Tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035 theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo nguyên tắc này, Bộ LĐ-TB-XH đã dự thảo lộ trình nghỉ hưu của NLĐ theo năm sinh từ 2021 như sau, người lao động có thể xác định chính xác năm mình sẽ về hưu một cách đơn giản:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (không về hưu sớm, không kéo dài tuổi nghỉ hưu):
Lao động nam
|
Lao động nữ
|
Năm sinh
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu
|
Năm sinh
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu
|
Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961
|
2021
|
Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961
|
2021
|
Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962
|
2022
|
Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962
|
2022
|
Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963
|
2023
|
Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963
|
2023
|
Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963
|
2024
|
Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963
|
2024
|
Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964
|
2025
|
Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964
|
2025
|
Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965
|
2026
|
Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965
|
2026
|
Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966
|
2027
|
Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966
|
2027
|
Từ tháng 4/1966 trở đi
|
2028
|
Từ tháng 4/1966 trở đi
|
2028
|
|
2029
|
58 tuổi
|
Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971
|
|
2030
|
58 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972
|
|
2031
|
58 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973
|
|
2032
|
59 tuổi
|
Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973
|
|
2033
|
59 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974
|
|
2034
|
59 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975
|
|
2035
|
60 tuổi
|
Từ tháng 5/1975 trở đi
|
Tuổi nghỉ hưu trường hợp về hưu sớm
Những trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với trường hợp về hưu đúng tuổi tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Lao động nam
|
Lao động nữ
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn
|
Năm sinh
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn
|
Tuổi nghỉ hưu thấp hơn
|
Năm sinh
|
2021
|
Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966
|
2021
|
50 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971
|
2022
|
Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967
|
2022
|
50 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972
|
2023
|
Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968
|
2023
|
51 tuổi
|
Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972
|
2024
|
Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968
|
2024
|
51 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973
|
2025
|
Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969
|
2025
|
51 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974
|
2026
|
Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970
|
2026
|
52 tuổi
|
Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974
|
2027
|
Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971
|
2027
|
52 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975
|
2028
|
Từ tháng 4/1971 trở đi
|
2028
|
52 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976
|
|
|
2029
|
53 tuổi
|
Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976
|
|
|
2030
|
53 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977
|
|
|
2031
|
53 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978
|
|
|
2032
|
54 tuổi
|
Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978
|
|
|
2033
|
54 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979
|
|
|
2034
|
54 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980
|
|
|
2035
|
55 tuổi
|
Từ tháng 5/1980 trở đi
|
Trường hợp kéo dài thời gian nghỉ hưu
Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi.
Theo đó, Cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh dự kiến dưới đây sẽ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, Cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường hợp này không quá 5 tuổi so với NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, được thể hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam
|
Lao động nữ
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu**
|
Năm sinh
|
Năm đủ tuổi nghỉ hưu
|
Tuổi nghỉ hưu cao hơn
|
Năm sinh
|
2021
|
Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961
|
2021
|
60 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966
|
2022
|
Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962
|
2022
|
60 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967
|
2023
|
Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963
|
2023
|
61 tuổi
|
Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967
|
2024
|
Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963
|
2024
|
61 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968
|
2025
|
Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964
|
2025
|
61 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969
|
2026
|
Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965
|
2026
|
62 tuổi
|
Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969
|
2027
|
Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966
|
2027
|
62 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970
|
2028
|
Từ tháng 4/1966 trở đi
|
2028
|
62 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971
|
|
|
2029
|
63 tuổi
|
Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971
|
|
|
2030
|
63 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972
|
|
|
2031
|
63 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973
|
|
|
2032
|
64 tuổi
|
Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973
|
|
|
2033
|
64 tuổi 4 tháng
|
Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974
|
|
|
2034
|
64 tuổi 8 tháng
|
Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975
|
|
|
2035
|
65 tuổi
|
Từ tháng 5/1975 trở đi
|
(Nguồn: Tapchitaichinh.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
VI. Chốt sổ BHXH, những thủ tục cần lưu ý
Hiện nay, thời gian xác nhận sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Chốt sổ BHXH là công việc cần làm ngay sau khi nghỉ việc.
Trả lại các bản chính giấy tờ cho người lao động
Chốt sổ BHXH là việc cơ quan bảo hiểm ghi nhận quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)... trên sổ BHXH của người lao động khi họ dừng đóng BHXH tại một đơn vị.
Trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động thuộc về người sử dụng lao động
Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1-1-2021 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ: Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản không thể tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động). Sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, cần nhanh chóng tiến hành thủ tục chốt sổ BHXH.
Nếu người sử dụng lao động không chịu chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt nặng.
Thủ tục chốt sổ BHXH
Theo Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
Hiện nay, thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bước 1: Báo giảm lao động
Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm: Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS); Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS); Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (1 bản/người); Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia.
Bước 2: Chốt sổ BHXH
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( Mẫu TK3-TS ); Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS); Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS); Sổ BHXH; Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS); Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.
(Nguồn: Tapchitaichinh.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục
VII. 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Bảo hiểm xã hội trong những tháng cuối năm 2020
Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi an sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BHXH Việt Nam vừa đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai đồng bộ trong toàn Ngành.
Theo đó, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH địa phương triển khai các giải pháp sau:
-
Thứ nhất, tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ gồm: Nghị quyết số 125/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH; Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
-
Thứ hai, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
-
Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH; xây dựng các giải pháp phấn đấu thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT của địa phương theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Thứ tư, tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản điều hành (từng tháng, quý, cả năm), nhằm đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành năm 2020; đồng thời, tập trung nguồn lực để tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước ngành BHXH lần thứ V giai đoạn 2020-2025.
-
Thứ năm, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; tập trung vào các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
-
Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc BHXH các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi, phát triển đối tượng BHXH, BHTN, BHYT năm 2020 được giao; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng, có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT.
-
Thứ bảy, phối hợp với ngành Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả qua các tổ chức dịch vụ công ích; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, trợ cấp một lần, chi trả trợ cấp BHTN; tăng cường, chủ động kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo thực hiện đúng dự toán được Chính phủ giao năm 2020.
-
Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử; quản lý, sử dụng văn bản điện tử trong hệ thống cơ quan BHXH và trên trục liên thông của Chính phủ.
-
Thứ chín, tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; cập nhật, hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho người tham gia; hoàn thiện các quy tắc quản lý, khai thác, phân cấp sử dụng các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng các phần mềm nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong toàn Ngành.
(Nguồn: Tapchitaichinh.vn; Xem chi tiết tại đây)
Về mục lục