Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? Cách kiểm tra hóa đơn bất hợp pháp bằng phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào Bkav_eQLHD

Ngày đăng: 10:03 AM 18/07/2023 - Lượt xem: 1054

Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? Cách kiểm tra hóa đơn bất hợp pháp bằng phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào Bkav_eQLHD

 

1. Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp?

  • Hóa đơn, chứng từ giả;
  • Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

 2. Thế nào là sử dụng không hợp pháp hóa đơn?

 Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

  • Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
  • Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
  • Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
  • Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
  • Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
  • Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

(Theo Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

  • Hình thức xử phạt chính
    (1) Cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
       (2) Phạt tiền

  • Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
  • Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
  • Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
  • Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả
    • Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
    • Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
    • Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
    • Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
    • Buộc lập hóa đơn theo quy định.
    • Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
    • Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
    • Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
    • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

(Theo Điều 7, Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

4. Phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào Bkav_eQLHD có tính năng:

  • Tự động cảnh báo các hóa đơn không đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện, hóa đơn bất hợp pháp và có khả năng rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Tự động tra cứu hóa đơn, đồng bộ hóa đơn từ cơ quan thuế về hệ thống giúp Doanh nghiệp chủ động mà không mất công sức đồng bộ thủ công;
  • Tích hợp với các hệ thống phần mềm kế toán khác để giảm thiểu công sức nhập liệu.
  • Tự động lưu trữ và quản lý hóa đơn tập trung, phân loại hóa đơn , phân loại chứng từ phục vụ cho công tác hạch toán kế toán.
  • Giải pháp hỗ trợ in nhiều hóa đơn và tải nhiều hóa đơn cùng 1 lúc.

 

           

 Nhận tin tức qua Zalo nhóm Tại Đây

đăng ký nhận bản tin định kỳ

Kết nối với chúng tôi:

Facebook